Hôm nay, Trung Tâm Gia Sư Biên Hòa sẽ chia sẻ cùng bạn những bí quyết nuôi dạy con của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam. Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu học hỏi và thực hành những hoạt động sinh hoạt ngày thường. Chúng ta chơi cùng trẻ cũng là cách dạy trẻ khéo léo và gần gũi. Gia Sư Tại Biên Hòa giới thiệu với bạn cách chơi với trẻ khi 3 tuổi cũng như cách cho trẻ ăn của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam nhé!
1. Ăn uống tự nhiên
Chị chia sẻ, ăn uống không nên là một gánh nặng, có thể cho con ăn tất cả các loại thức ăn và ăn theo nhu cầu. Nên tạo cho trẻ hứng thú khi ăn như việc tự chọn đĩa ăn có in hình thù trẻ thích, như Nam thích các phương tiện nên chị mua cho Nam đĩa ăn in hình ô tô, tàu; có thể dẫn con cùng đi chợ, cho trẻ chọn thực phẩm mình muốn, nhưng nên ưu tiên rau củ quả, nhất là bí đỏ, cà rốt giàu vitamin A và cá. Trẻ không nhất thiết phải ăn cùng gia đình trong tất cả các bữa ăn, Nam được ăn ở bàn riêng vào buổi sáng và trưa, buổi tối mới ăn cùng bố mẹ. Chị không hối thúc Nam ăn nhanh, hay bắt Nam phải ăn cái gì, chỉ đặt đồng hồ báo thức bên cạnh bàn ăn, đến lúc chuông reo nếu Nam chưa ăn xong thì Nam phải tự dọn bàn.
Nhất là không cần thiết phải đặt nặng vấn đề trẻ béo hay gầy làm áp lực tâm lý cho trẻ, có thể nhìn bé không bụ bẫm nhưng cân nặng đạt đủ theo độ tuổi thì đã tốt cho trẻ rồi.
Những lúc ra ngoài, đi chơi xa, không nhất thiết phải chuẩn bị đồ ăn mang theo riêng, có thể để trẻ thoái mái thưởng thức những món ăn mới với tâm trạng vui vẻ.
Cần thiết phải ăn đúng giờ. Tạo cho con một khung giờ cố định, để dù ra ngoài, hay không cần hẹn đồng hồ nhưng đến đúng thời điểm cơ thể cũng sẽ tự báo hiệu.
Trong một ngày, Nam ăn 5 bữa, 3 bữa chính và 2 bữa phụ thường là sữa hoặc hoa quả. Rất khoa học! Tuy nhiên vào một số ngày, khi hoạt động nhiều hay có những hoạt động vui chơi ảnh hưởng cũng có thể bổ sung thêm thức ăn hợp lý vào những khung giờ không cố định, nhưng thường đó chỉ là ngoại lệ, theo đúng thói quen hằng ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
Gia Sư Biên Hòa |
2. Vui chơi sợ gì lấm bẩn
- Chơi cát: 3 tuổi là thời điểm trẻ muốn khám phá nhiều hơn thế giới xung quanh. Gia Sư Biên Hòa nhận thấy rằng đa số trẻ đều rất thích nghịch cát. Mẹ Đỗ Nhật Nam cũng là một người hiểu tâm lý trẻ như thế. Nam cũng rất thích chơi trò chơi với cát và gắn bó với trò chơi này trong thời gian khá dài. Nam được chơi ở nhà hay ở ngoài cũng bạn bè. Chị chuẩn bị cho Nam những dụng cụ cần thiết để xúc hay vận chuyển cát, Nam có thể chơi cát khô hay ướt ùy ý, chị để Nam chơi thỏa thích và sáng tạo theo con muốn.
Chị đọc được rằng các bà mẹ Nhật thường để con chơi ngoài trời dù nắng hay mưa, bất kể thời tiết nóng gắt hay tuyết rơi lạnh con đều được ra ngoài chơi hàng ngày. Điều này rèn luyện cho con khả năng chống chịu với môi trường, nâng cao đề kháng. Trung Tâm Gia Sư Biên Hòa cũng nhận thấy vậy, sức khỏe của trẻ em ở nông thôn thường tốt hơn trẻ em ở thành phố, vì chúng được tự do ra ngoài vui chơi hơn.
- Trò chơi vận động: chị thường ưu tiên các trò chơi đòi hỏi phải leo trèo, chạy nhảy và cùng Nam chơi vào buổi sáng. Có thể thay phiên nhay làm chỉ huy trò chơi. Chị và Nam cũng thường giả vờ làm các nhân vật như thỏ, cáo, mèo, sói,… nâng cao tính tưởng tượng cũng như khả năng xử lý cho con. Để phối hợp và nâng cao khả năng về ngôn ngữ, chị cũng thường sáng tác các câu thơ ngắn để đọc lúc chơi.
- Trò chơi khéo léo: ngoài các trò chơi cần vận động chị cũng khuyến khích Nam chơi các trò chơi cần sự khéo léo như xâu chuỗi hạt. Trong lúc xâu chuỗi cũng có thể giúp trẻ học đếm, và phối hợp nhận biết màu sắc của các hạt. Trò chơi này đòi hỏi tính khéo léo, kiên nhẫn và kiên trì, để luyện tập các hoạt động tinh vi rất tốt. Ngoài ra Nam còn vẽ và chơi cùng màu nước.
- Chơi các trò chơi trong sách: chị rất chú trọng cho Nam chơi các trò chơi trong sách, thường là trò tìm đường đi nhanh nhất. Hay các trò khác để nâng cao khả năng quan sát, nhận biết như tìm quy luật, tìm hình khác… chị còn chèn vào khoảng giữa các trò chơi việc khuyến khích Nam mô tả đồ vật, hình ảnh.
- Chơi cùng đồ chơi handmade: có thể làm ra không đẹp, nhưng chị vẫn thường cùng Nam tận dụng các đồ vật không dùng nữa để làm ra những vật dụng là mắt. Nam được luyện tập khả năng tô, vẽ nhiều hơn và được sáng tạo khi thêm những chi tiết.
- Chơi một mình: Có những lúc chơi cùng mẹ, nhưng trong ngày nhất định có những khoảng thời gian riêng của Nam. Chị tôn trọng tuyệt đối những khoảng thời gian đó, chỉ đứng ngoài quan sát, đến khi con chơi xong mới hỏi con chơi gì? Chơi thế nào? Con cảm thấy thế nào? Lúc chơi một mình trẻ có thể tự ý điều khiển mọi hoạt động như ý mình muốn, theo trật tự mình đặt ra cho riêng mình. Sau đó, kể lại cho mẹ nghe cũng là một cách luyện tập khả năng ghi nhớ và trò chuyện. Chị kể, có lần sau khi chơi, Nam nói rằng nếu để hai giọt nước gần nhau nó sẽ tự nhập thành một, và Nam thắc mắc không biết bao nhiêu giọt nước mới làm thành biển. Chị đã rất ngạc nhiên trước khả năng suy luận của Nam.
- Tự phục vụ và làm việc nhà: Bắt đầu từ việc tập đi vệ sinh, tuy khá muộn nhưng chị vẫn muốn đợi đến khi con tự biết nêu ra yêu cầu dùng nhà vệ sinh và ý thức được cần phải đi ở nhà vệ sinh. Nam được yêu cầu miêu tả các đồ vật xung quanh khi đi vệ sinh, và mỗi ngày chị đều thay đổi các đồ vật đó, khiến việc đi vệ sinh trở nên thú vị và mới mẻ hơn nhiều. Nam cũng tự lo được về áo quần. Chị chỉ phân biệt rõ áo quần cho mỗi công việc khác nhau: đi chơi, đi học, ở nhà… và mỗi khi mặc Nam cần phải tự tìm được quần áo thích hợp. Việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng không cần mẹ phải can thiệp. Mẹ cùng Nam đọc truyện trước khi đi ngủ, viết nhật kí. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ muốn được cùng làm việc nhà với bạn, nếu bỏ lỡ, sau này bạn sẽ không còn thấy trẻ như vậy nữa. Chị để Nam làm những công việc đơn giản, phù hợp với con. Có cả bảng phân công việc với 3 cột của mẹ màu đỏ, bố màu xanh và của con màu vàng, dưới có hình con voi. Mỗi khi ai làm cong việc của mình đều lấy màu trong cột công việc tô lên cho chú voi, cuối ngày sẽ được tổng kết lại. Khiến Nam vô cùng thích thú, nhận biết được công việc của mỗi người và tháy được trách nhiệm của mình.
Nam được hướng để trở thành một người đàn ông ga lăng như mở cửa cho mẹ, bê đồ giúp mẹ khi mẹ đi chợ về…đến tuổi này Nam cũng được hướng dẫn tuân thủ các nguyên tắc nơi công cộng. Nam học trong vui vẻ và hứng khởi, không phải luôn hoàn hảo, không sai sót nhưng những lúc như thế chị vui vẻ, từ tốn với con và cho con cơ hội để làm tốt hơn.
Trên đây, Gia Sư Biên Hòa đã chia sẻ với bạn những kinh nghiệm nuôi dạy con của chị Phan Hồ Điệp, mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam. Những câu chuyện khá thường ngày nhưng đủ thấy sự thông minh trong cách nuôi dạy con của chị. Trung Tâm Gia Sư Tại Biên Hòa hi vọng bạn có thể tìm thấy những điều bổ ích cho mình. Gia Sư Tại Biên Hòa chúc con bạn cũng sẽ trở thành một người thành công!
[/tintuc]