Người gia sư của tuổi thơ
Gia sư Biên Hòa sưu tầm

Gia sư thời thơ ấu
Lần đầu tiên, khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên những bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp...".
Mẹ kể vậy và nhìn tôi âu yếm...
Người gia sư của tuổi thơ

Biên hòa gia sư khi tôi thơ ấu
Gia sư Biên Hòa khi tôi thơ ấu

Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy mẹ kể tôi nghe câu chuyện ấy, để rồi sau đó bao giờ cũng thế, sự hưởng ứng mà mẹ nhận được từ tôi là một câu trả lời kiểu thách thức:
- Nhưng sau đó thì con không còn xử sự như thế nữa.
- Mẹ nhớ chứ...
Ký ức tuổi thơ lại đưa tôi về với một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu, dễ bị cảm lạnh khi trời đổi gió...
Con mèo vốn không thích lũ chuột và gián, lại cũng chẳng ưa gì mấy chú thằn lằn đuôi dài, lúc nào cũng chắt lưỡi tiếc rẻ một điều gì đấy. Nó hay nằm lim dim sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn luôn thập thò trên bức tường cạnh nhà bếp. Lần đầu tiên phóng đôi chân ốm yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn trắng, mập mạp đang nghiêng đầu "kên" nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở dốc. Tôi thương nó quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng. Không ngờ... nó vùng vuột khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng "meo" giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng "meo" đầy tức giận. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt, nhưng con thằn lằn thì đã rút êm sang chỗ khác trước khi vuốt nó chạm tới. Tuy nhiên, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ thông gió nơi nhà bếp, nhìn xuống tôi và kêulên những tiếng "meo, meo" đầy hãnh diện.
Mười một tuổi, tôi vẫn gầyvà ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Khi bảo tôi đặt chânlên sợi dây thừng nặng và to, gia sư giáo dạy thể dục gửi theo ánh mắt nhìn ái ngại. Kết quả tập thử hôm ấy, tôi không leo được quánửa thước...
Khi thấy tôi gần như bỏ cơm tối vì buồn, mẹ lại kể về những bậc tam cấp và cô bé là tôi ngày nhỏ. Còn tôi thì ngồi nhớ đến con mèo - con mèo con mất mẹ của tôi hồi ấy, không có ai nâng dắt, nhưng nó đã dũng cảm đối mặt với khó khăn và nhất quyết vươn mình tới đích.
Lần kiểm tra môn thể dục leo dây sau đó hai tuần, tôi đạt điểm cao nhất. Khi leo, tôi chỉ nhìn ngang. Thế nên, giữa sợi dây với tôi và mức đến không còn thứ khoảng cách thấp cao, lúc nào tôi cũng "đồng hành" với nó... Vậy là mười một tuổi, tôi đã hiểu thế nào là đích muốn và sự quyết tâm.
Lớn lên, tôi không bao giờngồi đếm những thất bại của mình (bởi vì chúng nhiều quá), mà chỉ ngồi nhớ lại những gì con mèo nhỏ thân quen dạy cho tôi- thứ bài học không có ngôn từ lý thuyết nhưng thấm thía và quý giá.
Mẹ là một người biết cách khơi gợi như lúc này đây. Cảm ơn mẹ... Con sẽ bắt đầu lại bằng một trái tim đầy tự tin...
Nếu một ngày nào đó tôi trở thành mẹ như mẹ tôi, tôi cũng sẽ tặng cho con tôi một con mèo, một con mèo rất nhỏ thôi nhưng cũng rất dễ thương, để làm một "người gia sư của tuổi thơ" như mẹ đã cho tôi hồi ấy...

Lớp tiêu biểu

STT TỰ NHIÊN | XÃ HỘI Lớp Môn Đặt lớp

Ba người gia sư vĩ đại
Hasan - một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa ngài, xin ngài cho tôi biết ai là gia sư ngài? Ai là người đã truyền cho ngài những kiến thức uyên bác đến vậy?".

Hasan mỉm cười: Những người gia sư của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm. Điều đó quá dài vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể ra đây ba người gia sư trong số những vị ấy.

Người đầu tiên là một tên trộm. Một lần, sau khi lạc giữa sa mạc, ta tìm đến được một khu làng, trời đã rất khuya, mọi nhà đều đóng cửa ngủ cả. Đi mãi, cuối cùng tình cờ ta bắt gặp một người đàn ông đang hì hục khoét vách. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân. Nhưng ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm".

Quá khát và mệt mỏi, ta quyết định theo người đàn ông đó về chỗ trú chân, không một chút chần chừ. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Mỗi đêm, trước khi đi, người đàn ông ấy đều lặp lại câu nói quen thuộc: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà cầu nguyện cho tôi nhé!". Lần nào người đó trở về, đáp lại ánh mắt tò mò của ta, vẫn là câu trả lời: "Hôm nay chẳng trộm được gì, nhưng ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ".

Bỏ qua chuyện xét đoán việc làm bất chính của người đàn ông kia, rõ ràng ông ta cũng rất đáng nể vì niềm tin mạnh mẽ của mình phải không? Đã có lúc ta trải qua giai đoạn vô cùng bế tắc, trí óc liên tục suy ngẫm nhưng chẳng ngộ ra được một chân lý nào. Điều đó khiến ta rơi vào tâm trạng tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng mình nên chấm dứt tất cả những tìm kiếm vô nghĩa này. Nhưng ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được. Có thể lắm chứ!".

Người gia sư thứ hai của ta là một con chó - đừng vội cười nhé anh bạn. Lần đó, khi ta đang đi dọc bờ sông thì một con chó xuất hiện. Nó đang khát nước. Nhưng vừa nhìn xuống dòng nước, nó liền hoảng sợ bỏ chạy. Chắc chắn nó đang nhầm tưởng cái bóng của mình là một con chó khác. Có lẽ quá khát nên chạy được một đoạn, con chó đáng thương lại quay trở lại Mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biển mất. Ta nhận ra rằng, cũng như con vật kia, phần lớn nỗi sợ hãi trong con người chúng ta đều do tưởng tượng mà nên. Vì vậy, phải biết lấy hành động để chiến thắng nỗi sợ của bản thân.

Người gia sư cuối cùng của ta là một đứa bé. Lần nọ, ta đến một thành phố lớn và thấy một đứa bé cầm trên tay ngọn nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?". Đứa bé đáp: "Thưa phải". Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy ta còn thấy cây nến chua được thắp nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?".

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?".

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó trở đi, ta không bao giờ còn dám tự hào về kiến thức của mình

Đúng là có thể nói ta không có một ai là gia sư, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là gia sư. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây, ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người gia sư, vì ta có hàng triệu triệu người gia sư mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là phải luôn sẵn sàng làm một người học trò và phải biết học hỏi ngay từ những điều bình thường, từ những con người giản dị nhất.

Lớp tiêu biểu

STT TỰ NHIÊN | XÃ HỘI Lớp Môn Đặt lớp

Bài đăng nổi bật