LỜI KHUYÊN TUYỆT VỜI CỦA VỊ GIA SƯ

Chưa bao giờ tôi thực sự hiểu bố mình cho tới khi ông 80 tuổi. Tôi yêu mến và kính trọng ông nhưng luôn cảm thấy ông là một người quá khuôn mẫu. Bố tôi, Meyer Kubelsky, là chủ một cửa hàng nhỏ bán đồ lót nam ở Waukegan, Illinois. Cuộc đời ông dường như chỉ bó hẹp trong cửa tiệm nhỏ bé, căn hộ bên cửa hàng bán thịt và một lối đi nhỏ ở giữa.
Năm tôi 6 tuổi, vào ngày sinh nhật, một sự việc xảy đến khiến tôi nhận thấy còn nhiều điều ẩn chứa ở bố mình. Buổi tối hôm đó, ông đưa cho
tôi một hộp quà lớn. Tôi háo hức mở ra xem. Đó là một cây đàn violin. Ông bảo tôi:
- Biên Hòa, con nên trở thành một nghệ sĩ violin. Bố sẽ mời một giáo viên tốt nhất và có thể, một ngày không xa con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại.
- Dạ, con cảm ơn bố nhiều lắm! - Tôi nói và thực sự cảm động trước món quà của bố, dù rằng một chiếc xe đạp hay một đôi găng tay đánh bóng chày lúc này vẫn hấp dẫn tôi hơn. Lúc đó, tôi chưa hiểu được nhạc cụ ấy có ý nghĩa thế nào đối với ông.
Tôi bắt đầu học nhạc và sớm phát hiện ra rằng những ngón tay của tôi rất mạnh mẽ và linh hoạt, và rằng tôi rất nhạy bén trước những giai điệu và cường độ. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn ở tôi là tôi quá lười.
Mỗi tối, khi vừa về đến nhà, bố lại hỏi tôi rằng:- Hôm nay Biên Hòa tập luyện thế nào?
- Tốt bố ạ. - Tôi trả lời.
- Con có luyện tập chăm chỉ không đấy?
- Có thưa bố.
- Con ngoan lắm.
Nhưng rồi, một tối kia, câu trả lời trơn tuột của tôi không qua mắt bố được nữa. Hôm đó, cũng như thường lệ, ông hỏi:
- Con có tập luyện không?
- Chắc chắn là có rồi, thưa bố. - Tôi đáp.
Nhưng thay vì khen tôi ngoan như mọi khi, ông bảo:
- Con chơi cho bố nghe đi. Tôi chỉ vào một bản nhạc:
- Bài này bố nhé!
Ông nhìn chăm chú vào bản nhạc rồi cười:
- Bài này dễ quá con ạ. Con đã học bài đó cách đây một tháng rồi.
Tôi cãi bướng:
- Con có tập mà.
Bố thở dài rồi ngồi xuống ghế:
- Bố đã nói chuyện với gia sư của con, Biên Hòa ạ. gia sư nói rằng con có năng khiếu nhưng con luôn gian lận khi học. Lúc nào con cũng chỉ chơi những bài dễ thôi. Con có khả
năng trở thành một nhạc sĩ lớn, nhưng con cần tập luyện những bài khó nữa. - Im lặng một lúc, ông nói tiếp. - Không chỉ trong âm nhạc mà trong bất cứ việc gì, luôn có những cái dễ và khó. Để thành công, con cần luyện tập những cái khó. Con phải nhớ lấy điều ấy.
Tôi lí nhí trong miệng: “Vâng thưa bố”.
Năm 16 tuổi, tôi được nhận vào chơi trong dàn nhạc nhỏ để đệm cho những vở hài kịch tại rạp Barrison ở Waukegan. Sau buổi biểu diễn đầu tiên, bố đến sau cánh gà, gương mặt ông lộ rõ vẻ thất vọng:
- Tất cả chỉ có thế thôi sao? Chỉ là thứ âm nhạc giật cục tầm thường để mua vui trên sân khấu thôi sao?
- Vâng ạ. Đó là tất cả.
Ông lắc đầu:
- Bố đã hy vọng ít nhất là được nghe con chơi nhạc của Schumann(15).
- Con xin lỗi thưa bố, nhưng dù thế nào thì đó cũng chỉ là một dàn nhạc nhỏ và con cũng đã tập luyện chăm chỉ mà.
(1) Robert Schumann (1810 - 1856): Nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.
Gương mặt bố bớt căng thẳng hơn một chút. Ông thừa nhận:
- Đúng. Con vẫn tập luyện. Hãy tập luyện những đoạn nhạc khó nữa nhé.
Sau thời gian chơi cho dàn nhạc này, tôi chuyển sang lập dàn nhạc riêng cho mình. Tôi bắt đầu bằng việc lập bộ đôi với Cora Salisbury - một nữ nghệ sĩ piano, sau đó, tôi lấy nghệ danh là Gia sư Biên Hòa Wood. Một ngày kia, trong một phút bốc đồng, tôi đã nhấc cây violin dưới cằm mình ra và kể một câu chuyện hài. Khán giả đã cười rất vui vẻ. Tiếng cười đó khiến tôi say sưa hạnh phúc, và chính nó đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày đeo đuổi con đường âm nhạc của tôi, từ đó tôi không bao giờ còn đặt cây violin vào chỗ của nó như trước, trừ khi tôi dùng nó để khôi hài trên sân khấu.Đối với tôi, âm nhạc luôn là một lĩnh vực đầy khó khăn thử thách, ngay cả khi tôi không thực sự áp dụng lời khuyên của bố. Lúc ấy, tôi đã biện hộ rằng nếu chỉ bước ra sân khấu và kể một vài câu chuyện cười mà tôi có thể giúp mọi người thư giãn thoải mái thì tôi cũng đủ thấy
 hạnh phúc rồi. Thế là tôi quyết định trở thành một nghệ sĩ hài.
Nhưng ngay sau đó, tôi nhận ra rằng kể chuyện hài không phải đơn giản. Đôi khi bạn cần bỏ đi điểm thắt nút của câu chuyện nhưng có lúc, bạn cần phải tập trung vào nó. Một khoảng dừng trong lúc kể chuyện có thể tạo nên sự hài hước nhưng cũng có thể bóp chết câu chuyện của bạn. Yếu tố cốt lõi là bạn phải chọn đúng thời điểm. Tóm lại, hài kịch cũng có những kỹ năng cần phải nắm vững như trong âm nhạc. Và nó cũng có nhiều phần khó đòi hỏi sự tập luyện không ngừng. Điểm khác biệt nằm ở chỗ tôi đã tìm ra cho mình một lĩnh vực mà tôi thực sự muốn chuyên sâu.Một vài năm sau, tôi thường xuyên viết thư về nhà nhưng chưa bao giờ tôi có đủ dũng khí để thừa nhận với bố mẹ rằng tôi không còn chơi nhạc của Schumann trong các nhà hát nữa. Sau đó, có một dịp tôi buộc phải trở lại Waukegan. Tôi đã tới cửa hàng của bố và đưa cho ông hai tấm vé.
- Đây là hai tấm vé mời bố và mẹ tới buổi biểu diễn của con.
138
Không nhìn vào tôi, bố chỉ lẩm bẩm trong miệng:
- Ôi trời… buổi biểu diễn. Em họ Cliff của con đã đi xem buổi biểu diễn ở Chicago vào tuần trước. Nó nói là con cầm cây đàn violin lên sân khấu nhưng con không chơi.
- À. Bố biết đấy, công việc của con đã thay đổi. Bây giờ, con là nghệ sĩ hài rồi.
Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Vậy sao con còn cầm cây đàn violin.
- Đó là một công cụ. Nó giúp con khơi dậy tiếng cười.
- Cây đàn violin… buồn cười lắm sao? - Ông nhìn tôi ngờ vực, rồi cười buồn. - Bố xin lỗi, Biên Hòa, nhưng bố không thể cười nổi.
Những năm sau đó, tôi bắt đầu giành được nhiều thành công trong làng giải trí. Tuy vậy, ký ức về sự thất vọng của bố vẫn luôn đè nặng trong tôi. Bên tai tôi lúc nào cũng văng vẳng câu nói của ông: “Bố không thể cười nổi”. Vì thế, tôi ép bản thân phải cố gắng hơn nữa, phải quyết tâm trở thành một ngôi sao. Với mỗi chương trình, tôi đều tập luyện kỹ lưỡng, chỉnh
 sửa rồi viết đi viết lại nhiều lần đến nỗi các đạo diễn và diễn viên cũng phải khó chịu và gọi tôi là người cầu toàn. Tôi chăm chút từ lối vào, lối ra, thiết kế âm thanh, thậm chí cả các dòng quảng cáo.
Ngay trước Thế chiến thứ hai, tôi hợp tác cùng Dorothy Lamour cho ra đời một bộ phim có nhan đề Man About Town, và tôi đã yêu cầu hãng phim tổ chức công diễn ở Waukegan. Bố từ chối lời mời tới rạp hát nhưng ông không thể tảng lờ cuộc diễu hành lớn trong đó tôi mời ông ngồi giữa nữ diễn viên nổi tiếng Dorothy Lamour và tôi trên chiếc xe tiên phong.
Lúc ấy bố tôi đã 80 tuổi còn mẹ tôi đã mất. Thân hình ông gầy guộc, nhưng mái tóc của ông thì chỉ điểm bạc và đôi mắt thì rất tinh tường. Ông nhanh chóng ngồi xuống ghế rồi chúng tôi khởi hành chạy dọc các con phố giữa tiếng huyên náo chào mừng cổ vũ của mọi người. Tiếp đến chúng tôi tham gia một buổi giao lưu gặp gỡ với người dân rồi cùng nhau dùng bữa tối. Trong bữa ăn, mọi người đều nói tốt về tôi. Cuối cùng, cũng đến lúc để tôi nói một điều gì đó. Tôi đã phải tập luyện rất chăm chỉ cho những giờ phút “tung hứng” trên sân khấu và rất thành công
khi đem lại nụ cười vui vẻ cho mọi người. Chốc chốc, tôi lại lén nhìn bố nhưng đôi mắt ông không bao giờ hướng vào tôi. Ông đang nhìn các vị khách một cách chăm chú.
Khi tôi đưa ông về nhà, ông vẫn không đưa ra một lời nhận xét nào cả. Tôi chúc ông ngủ ngon rồi toan đi về thì ông nắm lấy cánh tay tôi.
- Chiến tranh sắp sửa nổ ra rồi. - Giọng ông thều thào.
- Vâng ạ. - Tôi đáp.
- Mỹ sẽ hất cẳng Hitler.
Rồi bố tôi lại im lặng. Bàn tay ông nắm chặt cánh tay tôi khiến tôi cảm thấy thật gần gũi. Ông tiếp tục nói, đôi mắt nhìn xa xăm như đang suy tư về quá khứ.
- Châu Âu luôn chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Đó là lý do tại sao ta lại cùng mẹ con chuyển tới Mỹ. Chúng ta muốn con cái mình không bao giờ phải trải qua những ngày tháng khó khăn loạn lạc. Dường như ta nợ nước Mỹ một món nợ ân tình và ta luôn đau đáu muốn đáp đền đất nước này. Nhưng, ta chỉ là chủ một cửa tiệm nhỏ, ta chẳng là gì cả. Khi ta trao cho con trai ta cây đàn violin, ta đã nghĩ nếu nó có
 thể trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, nó sẽ sáng tạo ra những nốt nhạc tuyệt vời.
Ông thở dài rồi khẽ nhún đôi vai già yếu xương xẩu.
- Đó là lý do tại sao ta lại buồn đến thế khi con ngừng chơi đàn, Biên Hòa ạ. Nhưng bây giờ ta đã hiểu. Con đã tìm ra khả năng của mình trong việc mang tiếng cười đến cho người khác, và sẽ rất tốt nếu người ta có thể cười thật nhiều vào những lúc như thế này.
- Bố thực sự nghĩ như vậy sao? - Tôi hân hoan hỏi bố.
Ông gật đầu:
- Ở quê xưa, chúng ta không bao giờ cười trong những giờ phút khó khăn, và cả trong những thời khắc đất nước thái bình, chúng ta cũng không cười nhiều hơn thế, vì chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi quãng đời đau khổ trước đó. Nụ cười luôn là món quà kỳ diệu và ta rất vui vì con, Biên Hòa Kubelsky, khi con có thể giúp đất nước này cất tiếng cười vang.
Rồi ông dừng lại, mỉm cười:
- Và ta biết rằng con đã tập luyện rất chăm chỉ những phần khó. Đúng không Biên Hòa?
- Vâng thưa bố.
- Tốt lắm, con ngoan!
Gia sư Biên Hòa

Pages