Trung Tâm Gia Sư Biên Hòa - Bất kì ngôn ngữ nào, nghe cũng là một kĩ năng khó nhất, Tiếng Trung cũng vậy. Nếu bạn chỉ tập trung học cách viết, cách đọc, mà bạn không nghe được người ngoại quốc nói gì, thì công sức bạn bỏ ra cũng trở thành công cốc. Để giúp bạn hoàn thiện kĩ năng nghe Tiếng Trung, dưới đây, Gia Sư Huế xin chia sẻ với bạn vài kinh nghiệm vô cùng bổ ích.
Luyện nghe tiếng Trung hiệu quả |
1. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày nghe chủ động:
Nghe chủ động là gì? Bạn nghe, nhưng không phải tra từ điển ngay lập tức, bạn nghe tập trung và nắm được nghĩa chung của toàn bài. Theo gia sư huế, việc nghe chủ động, giúp bạn bỏ dần đi thói quen phụ thuộc, vào giáo viên Tiếng Trung hay người hướng dẫn chẳng hạn. Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn dành ra ít nhất 30 phút cho việc này, thật sự vô cùng hiệu quả đấy bạn à!
2. Học nghe ngay từ đầu:
Khi bắt đầu học ngôn ngữ này, bạn nên tự xác định, phải học nghe đầu tiên. Nghe là kĩ năng khó nhất, chính vì nó khó nên đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và rèn luyện. Hãy nhớ, nghe được thì mới nói được, chứ nếu bạn không nghe được người ta nói gì thì bạn cũng không trả lời lại được, như vậy thì quá uổng phí thời gian học tập trước đó!
3. Chọn nguồn nghe chuẩn:
Nếu bạn muốn học nghe một cách tốt nhất, bạn phải chọn một nguồn nghe chuẩn nhất. Vì khi nghe, bạn sẽ học theo cách người ta nói, bắt chước và lặp lại. Nếu nguồn nghe không chuẩn, như giọng nói rè, phát âm sai, nói quá nhanh và toàn tiếng địa phương,…khiến cho bạn không nghe được gì, bạn không hiểu gì, thì rất dễ chán nản, và nói sai, không chuẩn giọng Trung. Bởi vậy mà việc chọn nguồn nghe là một điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn học nghe hiệu quả.
- 9 Kỹ Năng Cơ Bản Để Thành Đạt
- Những Kỹ Năng Sống Quan Trọng Cho Trẻ
- Tự Học Tiếng Nhật Hiệu Quả
- Bí Quyết Ôn Thi Vào Quốc Học Huế Môn Toán
4. Nghe đều đặn mỗi ngày:
Bất kì ngôn ngữ nào, nếu có sự nhẫn nại và chăm chỉ, đều có thể chinh phục một cách dễ dàng. Tiếng Trung cũng vậy, bạn muốn nghe được giọng Trung, không chỉ để ra mục tiêu nghe bao nhiêu phút mỗi ngày, mà còn phải yêu cầu chính bản thân mình phải nghe hàng ngày. Việc nghe hàng ngày tạo thành một thói quen, giúp bạn ý thức được: “A! Hôm nay mình chưa nghe bài này! Phải nghe ngay thôi!” Đó là một thói quen tốt, khi bạn nghe nhiều, bạn chưa hiểu hết được thì bạn cũng rèn luyện được cách phát âm, còn nếu bạn nói được, thì bạn thử nghe và tìm hiểu xem, người ta nói câu gì và học hỏi theo. Thật hay ho, phải không?
5. Kết hợp giữa nghe và nói:
Như đã nói ở trên, 2 kĩ năng này bổ trợ cho nhau. Nghe được thì mới nói được. Mà người này nói được, người kia nghe phải hiểu được, rồi thì mới trả lời ngược lại. Đây là một vòng tuần hoàn, cứ lẩn quân, và hỗ trợ lẫn nhau. Bạn hãy tự tạo một cuộc hội thoại cho riêng mình, trong đó bạn đóng giả hai nhân vât, và tự đối đáp qua đối đáp lại, một cách khác đã nhắc ở trên nữa là, kết bạn và nói chuyện qua skype, hay các trang mạng xã hội khác có chat video, trò chuyện với người nước ngoài bằng Tiếng Trung và đối thoại lại. Làm ban đầu thì khó, nhưng sau sẽ quen thôi bạn à!
6. Nghe nhạc và học lời bài hát:
Đây là một trong những cách học được nhiều bạn trẻ yêu thích, vừa được thư giãn đầu óc, vừa được biết thâm nhiều từ mới, học được cách phát âm. Bạn nghe ca sĩ hát, bạn sẽ dễ tiếp thu ngôn ngữ hơn nhiều. Bằng hình thức vừa chơi vừa học này, bạn sẽ đỡ cảm thấy áp lực và mệt mỏi hơn!
7. Tắm ngôn ngữ:
Ở bài “Tuyệt chiêu học Tiếng Anh hiệu quả”, cũng đã chia sẻ về cách thức này, bạn hãy tìm và bật các kênh truyền hình, kênh phim, giải trí, thời sự,…của Trung Quốc lên và đắm chìm trong nó. Cứ nghe thôi, cho quen tai, cho nâng cao kĩ năng phát âm. Còn nếu bạn muốn học theo, tốt nhất bạn nên tìm thêm trang video nào có phụ đề ở dưới, đọc nhái theo và lặp lại nhiều lần cho nhớ. Bạn có thể ghi vào cuốn sổ tay cách phiên âm Tiếng Việt, và dùng câu nói đó khi cần.
8. Nghe đi nghe lại một nội dung:
Việc nghe đi nghe lại một nội dung, giúp bạn cảm thấy thân thuộc với nội dung đó. Đặc biệt, khi có phụ đề ở dưới (xem video), bạn có thể hiểu được người ta đang nói gì. Việc nghe đi nghe lại giúp bạn quen với cách phát âm của người bản xứ, học cách nói tiếng họ cho thật hay và tự tin giao tiếp.
9. Vừa nghe vừa chép từ mới:
Khi bạn nghe được từ nào lạ, bạn chưa từng học trước đó bao giờ, bạn nên chép vào một cuốn sổ tay nhỏ hay một quyển vở. Bạn có thể nghe, đoán từ và viết chữ Tiếng Trung, còn nếu bạn không biết từ đó viết như thế nào, bạn có thể viết theo phiên âm Tiếng Việt, rồi nếu sau này học rồi, bạn dò lại với phiên âm trong cuốn sổ tay, như vậy bạn sẽ nhận ra: “Từ này mình đã từng gặp”. Điều này giúp bạn nhớ từ đó lâu hơn. Còn đối với từ Tiếng Trung, khi bạn đã viết được phiên âm Tiếng Trung, bạn có thể tra từ điển để tìm nghĩa. “Tích tiểu thành đại” Mỗi ngày ta học được một số từ, cứ 1 tháng, rồi 1 năm, bạn đã tích góp được cho mình một kho tang từ mới rồi đấy!
Trên đây, Gia Sư Biên Hòa đã gửi đến các bạn một vài điều cần thiết giúp bạn có thể nghe tốt Tiếng Trung. Tiếng Trung là một ngoại ngữ khó, có thể nói là khó hơn các ngôn ngữ khác nhiều. Nếu bạn chịu khó thực hiện được các bước trên đây, Trung Tâm Gia Sư Huế nghĩ bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc nghe ngôn ngữ này nữa. Chúng tôi, Gia Sư Tại Huế, chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.