Các bí quyết học môn Ngữ văn đạt hiệu quả

Phần 1: Thực trạng học sinh học yếu môn Ngữ Văn
Những năm gần đây, tình trạng học sinh không thích học môn Văn ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo trong khi môn Văn có một giá trị đích thực mà học sinh chưa hiểu được nên còn học với tinh thần gượng ép.
gia su mon ngu van
Gia sư dạy kèm tại Biên Hoà- Gia sư dạy môn Ngữ Văn
Trong trường học ngoài môn Giáo dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh (HS). Nếu không học môn Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Văn thì làm sao HS hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Văn chính là cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.

Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng giáo viên (GV) và cả HS xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều GV cứ cho HS học rập khuôn những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là trong lớp học các HS làm bài văn viết nhiều đoạn văn giống nhau. Ai cũng biết văn chương là cảm xúc của mỗi người nên đâu có ai giống ai. Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì người ta gọi là đạo văn. Đạo văn là ăn cắp tri thức, tư tưởng của người khác. Lẽ ra GV chỉ nên cho HS đọc các bài văn mẫu với hình thức tham khảo để giúp các em học hỏi cách hành văn. Sau đó HS tự làm theo cảm xúc của mình. Dù văn không hay nhưng vẫn là thành quả của HS còn hơn là sao chép của người khác.

Có một lý do nữa khiến cho HS ngày nay xem nhẹ môn Văn vì các em nghĩ học giỏi môn Văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các HS thường tập trung học các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn.

Muốn giỏi văn thì HS phải siêng đọc nhưng HS bây giờ lại rất lười đọc văn thơ. Nhiều em HS bậc học trung học cơ sở khi vào thư viện nhà trường rất hiếm khi mượn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các em chỉ chăm chú vào các loại truyện tranh. Đọc truyện tranh chỉ là hình thức giải trí mà hầu như không có lợi gì cho việc học môn Văn. Đó là chưa muốn nói các loại truyện tranh có nội dung xấu như đấm đá, bạo lực chỉ góp phần làm tổn hại tâm hồn non nớt của HS, dễ gây cho HS sự hung hăng như các nhân vật trong truyện.

Môn Văn là một môn học rất quan trọng vì dù sau này HS có theo ngành nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạcc. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.

Qua những phân tích trên cho thấy rõ ràng môn Văn có một giá trị đích thực trong nhà trường. Vì vậy GV cần giải thích cho HS hiểu giá trị này nhằm làm cho HS yêu thích môn học. Học tốt môn Văn, tâm hồn HS như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, HS sẽ biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật chính diện và cố gắng tránh xa các thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện trong các tác phẩm văn học.

Phần 2: Phương pháp học môn Ngữ Văn (Cách học môn Ngữ văn hiệu quả)
Phương pháp 1:

1. Suy nghĩ tích cực và tạo cho mình niềm hứng khởi

Tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều bạn ngại học và bỏ bê môn này chỉ vì với suy nghĩ:“Mình không đủ khả năng”, không hứng thú, ngại ngùng, chán nản sẽ cản trở bạn rất nhiều. Thay vào đó, hãy dành vài phút và nói với bản thân mình rằng: “Người khác học được mình cũng học được”. Vì không giống các môn học Tự nhiên khác như Toán, Lý, Hóa khi đã mất gốc thì rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2. Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng tác phẩm
(Nếu là văn xuôi thì phải tóm tắt được nội dung tác phẩm, nếu là thơ thì phải nắm nội dung bài thơ)
Không cần phải quá cầu kì, hoa mĩ, phân tích những thứ xa xôi, trừu tượng. Điều quan trọng để học tốt môn Văn đó chính là bạn hãy cố gắng hiểu rõ nội dung chính trong đó rồi sau đó sẽ triển khai ra các ý mới.

VD: Với tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thì nội dung cốt yếu của nó chính là cuộc sống phố huyện về đêm qua cái nhìn của cô bé Liên, từ đó ta sẽ khai triển thêm các ý như: cuộc sống thiếu thốn, tù túng qua lời kể của nhà văn, các hình ảnh biểu tượng, biểu trưng, tấm lòng nhân đạo của tác giả...

Tương tự như với tác phẩm: “Rừng xà nu” hiểu rõ nội dung chính đó là cuộc chiến của buôn làng Xô Man qua lời kể của cụ Mết mà nhân vật chính là Tnú, ta dễ dàng liên tưởng, móc nối thêm được nhiều ý chính khác.

3. Đọc, đọc và đọc thật nhiều

Không phải cứ cầm cuốn sách lên, chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ một là được. Đó là một cách học vô cùng thụ động, khiến chúng ta càng thêm khó tiếp thu và tâm lý càng chán nản. Như đã nói ở trên, nắm được nội dung chính tác phẩm thì sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng điều quan trọng là mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày: 30 phút - 1 tiếng để đọc lại. Nhớ là đọc chứ không phải học thuộc lòng, đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra.

4. Không phụ thuộc vào sách tham khảo

Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Một cách khác để bạn có thể tham khảo hiệu quả là: hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.

Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng quan trọng là bạn nên tiếp thu được thêm nhiều ý tưởng khi dùng sách tham khảo, thay vì bị phụ thuộc vào nó.
5. Hãy học với tâm trạng thoải mái

Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Hãy nhớ việc học Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

Đừng ngại viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn cũng như lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi một chút sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ thêm vững chắc hơn.

Sự học là chiếc thang không nấc chót, các bạn sẽ tự tìm ra cho mình một khả năng riêng cũng như cách học phù hợp với bản thân nhất. Để chinh phục chiếc thang cao đó bạn luôn cần một lòng quyết tâm, nghị lực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Bạn sẽ thành công không chỉ với môn Văn mà còn với tất cả các môn khác, cũng như môn học mình thật sự yêu thích.
Phương pháp 2:
6. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới.
7. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, vở ghi...
Cấu trúc văn bản: 20% từ khóa + 80% từ thừa (từ đưa đẩy, dẫn dắt)
Hãy phối hợp mắt + não + mồm + bút, đọc theo các từ khóa, các cụm từ, các nhan đề để lướt nhanh các trang sách.
Trong quá trình đọc cần gạch dưới từ khóa, chú thích câu hỏi, bình luận bên lề cuốn sách. Từ đó hiểu chủ đề, các ý, các điểm sáng, ngôn từ.
8. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Nối mạng
Vẽ mô hình biểu tượng
Lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh những điểm của đối tượng.
Chú ý: Có thể dùng bút màu cho bảng thêm sinh động, bắt mắt => dễ nhớ.
9. Xây dựng thói quen học tập
Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau
Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.
10. Học theo đặc trưng của phân môn
Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận
Tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn
Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài
11. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập.
12. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập
Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan
Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm
Tham khảo bài viết điểm cao của lớ để học tập
13. Rèn thói quen mở mang kiến thức: đọc sách báo, và các tác phẩm văn chương để học hỏi các dùng từ, Cách viết câu văn hay, Cách chia bố cục bài văn…

Pages