GIA SƯ VÀ HỌC TRỎ ĐỂ TÂM ĐẾN CHỮ NHÂN

Thực tế mọi gia sư đều quan tâm và chú trọng rất nhiều về kiến thức tự nhiên, xã hội. Nhưng nhiều trường hợp, các em học sinh chưa hiểu chuyện, còn ham chơi, còn chưa hiểu cách ứng xử có thể sẽ làm nhiều người phiền lòng như bạn bè, gia sư và có thể cha mẹ cũng phiền lòng lo lắng. Nếu thật sự muốn các em học tốt, căn bản không hẳn dạy kiến thức là được, mà phải có thời gian, không gian riêng, phải ra ngoài để chứng kiến nhiều cảnh bất hạnh của nhiều người quanh mình. Từ đó mới có thể thuyết phục các em thay đổi tư tưởng, tôn trọng cái nhân của mỗi người, và dần ứng xử tốt hơn.


Một vài câu chuyện cho thấy các em khi còn đi học chỉ biết học và học, bố mẹ cũng yên tâm, nhưng đến khi có biến trong gia đình, em cảm thấy nuối tiếc vì chỉ cắm đầu học mà không có tạo nhiều niềm vui cho cha mẹ khi còn có thể. Gia sư tại TP Biên Hòa được một em sinh viên tâm sự về hoàn cảnh của em như sau: Khi còn đi học, em chỉ biết lo học, không biết suy nghĩ là bố mẹ có những niềm vui về con cái như chờ con đi học về ăn cơm chung, em nghĩ chuyện đó bình thường lắm, lâu lâu bố của em ấy lại rủ đi ăn uống cuối tuần, vậy mà đôi lúc em buồn chán hay bực dọc chuyện gì thì làm mặt ngầu với bố mẹ mình. Em ấy học rất giỏi, điểm số trong lớp thường ở mức khá giỏi trở lên, em cũng thị đậu được đại học đúng như em ấy muốn. Và em ấy yên tâm để làm mọi thứ, học và tận hưởng không khí vui của tuổi trẻ.

Một ngày kia, bố em ấy có tin bị xe tông chấn thương phải đưa bệnh viện cấp cứu, trên giường cấp cứu bố em hôn mê mà vẫn nói: "tao không sai, tao đúng rồi, tao không có sai đâu". Em tưởng bố mê sảng, em cũng chẳng nghe rõ bố nói gì và ý gì trong đó, em nghĩ do bố đi đám cưới nhậu nhẹt say rồi đi xe ẩu mà bị như thế. Lòng cũng buồn, buồn cuộc sống và buồn bố mình 1 chút. Tình trạng bố em bị thương nặng, không qua khỏi và qua đời vì chấn thương xọ não. Vài ngày sau đó, truyền hình đưa tin về vụ tai nạn của bố em, trong tin tức đó, bố em là người đi đúng đường, hai thanh niên say xỉn đi sai đường từ hẻm đâm thẳng ra đường lớn tông ngang xe bố em mà không có còi hay xi nhan báo hiệu. Em ấy lúc đó mới nhớ lại lời bố em nói khi đang cấp cứu: "tao không sai, tao đúng rồi, tao không có sai đâu". Không kìm lòng nổi em ấy khóc và hối hận vì tại sao lúc bố em sắp lìa xa cuộc sống mà em không nghe ra được và không hiểu được ý nghĩa câu nói đó mà hiểu lầm bố mình. Cú sốc tinh thần ấy làm đầu óc em ấy trống rỗng hơn nửa năm. Em ấy tâm sự rằng khi bố còn sống em chưa làm được gì để em thấy cho bố vui, chỉ có học mà nghĩ mình hay lắm. Khi bố bị cấp cứu, niềm an ủi lớn nhất là mong mọi người hiểu được điều bố nói, vậy mà em tự cho mình giỏi nhưng chẳng lắng nghe kỹ càng để suy nghĩ để bố mình an lòng. Nó trở thành điều hối hận mà em đó từ đó không còn thấy tự hào về bản thân và phần nào đó mất đi tự tin trong cuộc sống nữa.



Gia sư Biên Hòa Việt chia sẻ câu chuyện trên, mong muốn các em học sinh, sinh viên có chút hành động thể hiện tình cảm với những người mà mình yêu thương để có niềm vui thực sự bền bỉ từ đó có tự tin làm được nhiều việc lớn hơn. Kiến thức thì cũng cần lắm, nhưng không thể sánh bằng một chữ Nhân Đức. Câu chuyện trên là câu chuyện có thật của một sinh viên ở TP. Biên Hòa, nó thật sự sâu sắc đối với những ai còn lắng nghe và suy ngẫm.



Pages